Thị trấn Đồng Tâm chủ động trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022

Ông Tô Mạnh Cường- Phó Chủ tịch UBND TT Đồng Tâm

Phóng viên: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tình hình thiên tai diễn biến trong thời gian qua xảy ra trên địa bàn thị trấn Đồng Tâm, đặc biệt là những năm gần đây?

Ông Tô Mạnh Cường: Tình hình thiên tai diễn biến trong thời gian qua xảy ra trên địa bàn thị trấn Đồng Tâm có diễn biến cực đoan và bất thường như bão lũ, lốc xoáy, mưa đá, áp thấp nhiệt đới, rét đậm, rét hại, nắng nóng kéo dài xảy ra.Tuy là không khốc liệt dị thường nhưng cũng làm ảnh hưởng nhất định đến đời sống sinh hoạt của một số hộ dân trên địa bàn. Thị trấn Đồng Tâm trong thời gian qua và đầu năm 2022 đã xảy ra khoảng 4 đến 5 trận mưa lốc gây ngập lụt, tốc mái nhà của 05 hộ dân, làm đổ một số cây xanh, thiêt hại khoảng trên 30 đến 40 ha diện tích hoa màu cây trồng của nhân dân địa phương.Qua thống kê trong 6 tháng đầu năm 2022 ước thiệt hại khoảng trên 12 triệu đồng.

Phóng viên: Theo ông trên địa bàn mình đang quản lý thì khu vực nào dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất do thiên tai gây ra?

Ông Tô Mạnh Cường: Vào đầu mùa mưa bão BCH phòng chống thiên tai TKCN của địa phương đãchủ động và có các giải pháp hiệu quả đồng bộ trong công tác phòng chống thiên tai và TKCN hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.Địa phương đã nhận định đánh giá những khu vực dễ bị ảnh hưởng nhiều do thiên tai gây ra đó là những khu vực trũng thấp, khu vực gần sông suối, đồi núi, ta luy dương cụ thể là các đơn vị tổ 1, tổ 3, tổ 4, tổ 6, tổ 7, tổ 12 là những nơi có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra. 

Phóng viên: Trước thiên tai đang diễn biến cực đoan và bất thường, vậy chúng ta đã có những chuẩn bị gì để ứng phó với tình hình trên, nhất là mùa mưa bão năm 2022 đang có nhiều diễn biến khó lường?

Ông Tô Mạnh Cường: Để chuẩn bị và chủ động trong ứng phó với tình hình diễn biến thất thường của thiên tai nhất là mùa mưa bão năm 2022, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN Thị trấn Đồng Tâm đã chủ động ban hành quyết định kiện toàn BCH phòng chống thiên tai và TKCN do chủ tịch UBND làm Trưởng ban và các Phó Trưởng ban và thành viên gồm 27 người, xây dựng ban hành phương án phòng chống thiên tai và TKCN.

Để nhận định và đánh giá được tình hình thiên tai có thể xảy ra trong mùa mưa bão thì việc đầu tiên làcần theo dõi kỹ những biến đổi của khí hậu, các thông tin dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, của tỉnh của huyện để từ đó xây dựng tốt các công tác ứng phó và tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân để có sự ứng phó hiệu quả.

Tại địa phương căn cứ tình hình thực tế BCH đều có dự kiến các tình huống có thể xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.Chúng tôi có dự kiến 5 tình huống có thể xảy ra đó là Tình huống 1: lốc, sét mưa đá; TH 2: Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ quét, lũ ống, ngập lụt; TH 3: Sạt lở đất, sụt lún; TH 4: Hạn hán, nắng nóng; TH 5 Rét đậm, rét hại, sương muối và với mỗi tình huống đều có biện pháp chi tiết cụ thể để thông tin cảnh báo đến người dân về tính chất và diễn biến của từng loại thiên tai, từ đó chỉ đạo các tổ dân phố chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó phù hợp và khắc phục kịp thời.

 

Phóng viên: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi trên.

Bài trướcHội LHPN xã Yên Cư xây dựng mô hình “hàng rào xanh, đường hoa”.
Bài tiếp theoYên Cư khai mạc huấn luyện dân quân tự vệ năm 2022

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây