2 bên đường vào thôn là những rừng cây xanh mướt, xen lẫn những vườn Mơ chỉ lác đác quả chín chờ thu hái. Trước đây đời sống kinh tế của người dân rất khó khăn, quanh năm chủ yếu tập trung vào trồng trọt và chăn nuôi mang tính tự cung, tự cấp. Để từng bước thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn, những năm gần đây xã Cao Kỳ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội, trong đó chú trọng phát huy những tiềm năng tự nhiên sẵn có, tuyên truyền vận động người dân nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên và đẩy mạnh trồng rừng kinh tế. Gia đình Ông Đặng Hữu Ngân có 10 ha rừng trồng Keo, giờ đã chia cho các con khi chúng ra ở riêng, nhưng hiệu quả kinh tế rất rỗ nét, ông Kim cho biết: rừng Keo ở Nà Nguộc bán được rẻ hơn ở vùng trung tâm nhưng nó đã giúp ông cũng như các con thoát nghèo.
Ông Đặng Tiến Cao, trưởng thôn Nà Nguộc cho biết: Từ khi Lâm trường và Kiểm Lâm chuyển giao rừng tới các hộ dân thì bà con nhân dân đã tập trung trồng rừng và đạt được những hiệu quả bước đầu. Đến nay cùng với cây Mơ, trồng rừng kinh tế là một trong những thế mạnh giúp nhân dân thoát nghèo và làm giàu. Thôn có 62 hộ 100% người dân là dân tộc Dao, hiện nay toàn thôn đã mở rộng được trên 600ha rừng kinh tế chủ yếu tập trung các loại cây trồng chính là keo, … Hộ ít cũng có 2-3ha rừng, hộ nhiều có tới 8 – 10ha…:
Với địa hình chủ yếu là đồi núi, chính quyền và nhân dân xã Cao Kỳ đã tận dụng tối đa những diện tích rừng sẵn có để phát triển trồng rừng. Trong đó đi đầu trong phong trào này là bà con thôn Nà Nguộc. Tuy phát triển kinh tế rừng là thế mạnh của bà con Nà Nguộc, xong vấn đề đầu ra cho cây Keo ở đây cũng còn nhiều gian nan. Người dân ở đây cho biết: 1 ha Keo ở Nà Nguộc chí được gia bằng 2/3 so với Keo của thôn khác, bởi đường vào thôn chỉ qua cầu treo tại trung tâm xã, nên xe tải trọng lớn không thể qua cầu, nên chi phí vận chuyển tăng cao. Rất mong muốn trong thời gian tới các cấp chính quyền có giải pháp giúp cây Keo của người Dao Nà Nguộc có giá trị kinh tế cao hơn./.