Ghi nhận ở những tổ văn nghệ người Cao tuổi

Ở thôn Khuổi Chủ xã Như Cố, tổ văn nghệ tiếng Dao của các cụ cao tuổi nơi đây tồn tại và hoạt động đã từ lâu, các cụ hát ở bất cứ nơi đâu, đang hái chè, chăn trâu, hoặc trông cháu, những điệu hát tiếng Dao lại vang lên. Các cụ cho biết, vui lắm, mình già rồi, hát với nhau cho vui, cho quên những nhọc nhằn trong công việc, hát cho con, cho cháu biết và lưu giữ cái tiếng của người Dao, làn điệu Páo dung cũng nhẹ nhàng đưa cháu vào giấc ngủ. Ngoài những bài hát được để lại từ thế hệ trước, còn có những làn điệu do các cụ tự sáng tác ca ngợi Đảng, công ơn của Bác Hồ với người Dao. Triệu Thị Mạnh- Thôn Khuổi Chủ xã Như Cố cho biết: chúng tôi già rồi, ngồi hát với nhau cho vui, nói về ngày xưa khổ, ngày nay con cháu phải theo đường lối của Đảng của Bác Hồ.

 Tổ hát tiếng Dao người cao tuổi thôn Khuổi Chủ hoạt động đúng với tiêu chí sống vui, sống khỏe, sống có ích. Từ khi câu lạc bộ ra đời, không khí và nếp sống của tất cả các hội viên trong câu lạc bộ rất vui vẻ và phấn khởi. Không những thế còn có tác động lôi cuốn đến tất cả mọi người xung quanh và các hội khác trên địa bàn xã…Ông Nông Biên Thùy- Phó chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã Như Cố cho biết thêm, với phương châm, vui là chính nên từ tổ hát tiếng Dao của hội viên cao tuổi Khuổi Chủ chúng tôi sẽ nhân rộng phong trào văn nghệ theo tổ tại các thôn khác, để người cao tuổi động viên, an ủi nhau lúc tuổi già.

Thời gian qua, nhằm giúp cho người cao tuổi sống vui, sống khoẻ, sống có ích, làm gương cho con cháu, công tác xây dựng và tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho người cao tuổi của xã Như Cố có chiều hướng phát triển, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị vốn văn hoá truyền thống. 

Với văn nghệ thôn Phiêng Luông xã Thanh Mai cũng vậy, mới được thành lập, tuy tuổi cao nhưng các cụ ông, cụ bà rất yêu ca hát và đam mê tập luyện các tiết mục âm nhạc. Đặc biệt, các cụ còn tự sang tác các điệu múa, đặt lời cho các làn điệu dân ca mang nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, con người trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới. Lịch sinh hoạt của tổ không cố định bởi phụ thuộc vào từng thời điểm, tuy nhiên, tuần nào các cụ cũng cùng nhau luyện tập, ca hát. Tiếng hát, lời ca của những người tuổi già, bóng xế đã làm sống động không gian của vùng quê nghèo. Phạm Thị Dược- Thôn Phiêng Luông xã Thanh Mai tâm sự: các cô già rồi, lấy lời ca tiếng hát làm niền vui, vừa răn dạy con cháu, vừa thêm vui bản làng.

Việc lựa chọn hình thức sinh hoạt văn nghệ theo tổ của người cao tuổi huyện Chợ Mới là hoàn toàn phù hợp với điều kiện địa phương. Bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng, thông qua các loại hình tổ văn nghệ đã góp phần gìn giữ và khơi dậy tiềm năng văn hóa của  từng làng, từng hội viên bằng những làn điệu dân ca góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân nơi trên địa bàn huyện./.

Bài trướcBản Nhuần mùa quả ngọt.
Bài tiếp theoNhững người phụ nữ 2 giỏi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây